Bệnh thương hàn ở gà là căn bệnh thường gặp, chúng có tốc độ lây lan cực nhanh và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tính mạng của gà gây thiệt hại vô cùng lớn cho người nuôi. Đá gà Pho88 sẽ cùng bà con chăn nuôi và các anh em đang chăm sóc gà chiến tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về bệnh này.
Bệnh thương hàn ở gà là gì?
Bệnh thương hàn hay còn được biết với cái tên là bệnh salmonellosis là bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính được gây nên bởi vi khuẩn Salmonella gallinarum. Bệnh thương hàn ở gà xảy ra ở gà mọi lứa tuổi trên cả gà con lẫn gà lớn làm suy yếu hệ miễn dịch của gà.
Bệnh thương hàn có tốc độ lây lan cực nhanh, lây lan qua nhiều con đường thậm chí xâm nhập vào trứng. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao nên có thể mang đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho người chăn nuôi gà.
Tìm hiểu chi tiết về bệnh thương hàn ở gà
Bệnh thương hàn là một dạng bệnh phổ biến thường gặp có tỷ lệ gà chết rất cao, có khi gần như là tuyệt đối 100% nếu không có những biện pháp khắc phục. Đá gà pho88 sẽ giúp độc giả hiểu rõ về căn bệnh này qua những phân tích dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh
Gà bị mắc thương hàn có nguyên nhân là do vi khuẩn Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây nên. Loài vi khuẩn nguy hiểm này được lây truyền từ yếu tố di truyền từ gà bố mẹ sang trứng gà hay do ảnh hưởng của môi trường xung quanh bị nhiễm khuẩn.
Tỷ lệ nhiễm bệnh thương hàn ở gà thông qua cơ chế di truyền từ gà bố mẹ sang gà con là rất cao, vi khuẩn xâm nhập từ phôi, lây lan qua vỏ trứng rồi lây sang cho gà con. Gà cũng có thể bị mắc bệnh do lây truyền giữa các cá thể trong đàn, hoặc từ các yếu tố môi trường xung quanh như thức ăn, nước uống không sạch, chuồng trại vật dụng chứa đồ ăn mang mầm bệnh, lây truyền từ các động vật khác.
Bệnh thương hàn ở gà và biểu hiện thường thấy
Bệnh thương hàn có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi của gà. Biểu hiện thường thấy của bệnh xuất hiện những triệu chứng khác nhau ở từng độ tuổi.
Đối với gà con
Hiện tượng dễ thấy bên ngoài khi gà con mắc bệnh đó là gà bị tiêu chảy, màu phân trắng, dịch nhầy xuất hiện ở phân và biểu hiện rõ ràng ở vùng lông bết lại do phần xung quanh hậu môn. Chất nhầy màu trắng nằm bên trong túi lòng đỏ không tiêu, mùi hôi.
Bệnh tích trên gà chết cho thấy gan và lách sưng to, xuất hiện chấm trắng hoại tử li ti. Cơ quan nội tạng có nhiều điểm trắng xám nhạt bất thường, thận sưng đỏ. Màng bao tim có dịch rỉ vàng, ruột viêm với nhiều mảng trắng. Gà ủ bệnh 3-4 ngày rồi phát bệnh và tỷ lệ chết cực cao với bệnh cấp tính.
Gà trưởng thành
Biểu hiện chung của gà trưởng thành là gà bị tiêu chảy, dịch phân loãng có màu xanh, gà kém sắc màu nhợt nhạt luôn trong tình trạng khát nước. Gà bị sụt cân nhiều do ốm yếu và giảm ăn.
Đối với gà mái thì bệnh liên quan tới viêm buồng trứng, bụng gà thường trễ xuống. Gà đẻ giảm đẻ, trứng gà thường dị dạng do bị viêm buồng trứng và ống dẫn trứng. Gà trống bị tác động xấu với chủ yếu là viêm tinh hoàn, gà giảm sức sống mệt mỏi và dễ tử vong.
Phòng bệnh thương hàn
Cách để phòng bệnh thương hàn ở gà có thể lấy cơ sở từ nguyên nhân gây ra bệnh cho gà. Do đó cần loại bỏ được các yếu tố nguy cơ gây bệnh đến từ vi khuẩn Salmonella nguy hiểm lây lan từ các cá thể gà trong đàn và môi trường sống xung quanh. Cụ thể đó là:
Việc ấp trứng gà để lấy con giống phải là những nguồn đảm bảo uy tín để có được trứng sạch, không có mầm bệnh. Gà bố mẹ nếu bị bệnh thì cần cách ly và khả năng phôi trứng bị nhiễm bệnh cũng rất cao.
Môi trường nuôi gà như chuồng trại, dụng cụ chứa đồ ăn thức uống luôn phải vệ sinh sạch sẽ. Cần sát trùng chuồng trại, vệ sinh môi trường xung quanh khử khuẩn khu vực chuồng và xung quanh thường xuyên đảm bảo chuồng khô thoáng sạch sẽ.
Thức ăn và nước uống cho gà phải đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh dụng cụ máng ăn hay nước uống thường xuyên. Xây dựng chế độ thức ăn giàu dinh dưỡng phù hợp cho gà theo từng độ tuổi để nâng cao sức đề kháng, bổ sung các vitamin và nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ của gà.
Kiểm tra theo dõi xét nghiệm định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh thương hàn ở gà. Lập tức cách ly các cá thể bị bệnh để tránh lây lan cho cả đàn. Đảm bảo các yếu tố phát triển cho gà được khoẻ mạnh như chuồng trại, dinh dưỡng khi có sự biến động của thời tiết.
Hướng điều trị bệnh
Nếu không may gà bị nhiễm bệnh thương hàn thì người nuôi cần chú ý thực hiện những bước như sau:
Đầu tiên, cần ngay lập tức cách ly những con ốm yếu mang mầm bệnh để tránh lây nhiễm đà gà trên diện rộng. hanh chóng xử lý vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh liên tục mỗi ngày trong thời gian điều trị.
Bước tiếp theo là cần xử lý triệu chứng cho những cá thể gà bị cách ly, có thể hạ sốt bằng cách pha paracetamol với nước cho gà uống nếu gà bị sốt. Nước uống giai đoạn điều trị cho gà cần bổ sung vitamin C, K, Glucose hay chất điện giải để tăng cường sức khỏe cho gà.
Cuối cùng cần kìm hãm và tiêu diệt mầm bệnh bằng việc dùng các thuốc đặc trị bệnh thương hàn ở gà như : Flo, Amox, Enro 200…Lưu ý khi sử dụng các thuốc này cần tuân thủ đúng loại thuốc tại cơ sở uy tín và chỉ định liều lượng của bác sỹ thú y đưa ra.
Tổng kết
Bệnh thương hàn ở gà và những kiến thức cơ bản nhất đã được đá gà pho88 tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc qua bài viết trên. Để cập nhật nhiều hơn thông tin bổ ích và tham gia giải trí đá gà thì mời độc giả đăng ký ngay chuyên trang cá cược pho88 để thỏa mãn đam mê của mình.